Cập nhật 23/9/2013
Đàn ghita có một lịch sử phát triển lâu dài, có lẽ khởi đầu từ chiếc dây cung của những người thợ săn cổ. Tiếng bật của dây cung khi mũi tên được phóng đi đã gợi ý cho người xưa sáng tạo ra đàn lia, đàn hạc và đàn luyt. Những chiếc đàn này được làm từ gỗ, mai rùa và gân động vật. Ở Hy Lạp, thế kỷ 7, người ta thấy xuất hiện phổ biến đàn lia và đàn cithara (một loại đàn lớn cồng kềnh, bắt chước cơ cấu của đàn lia với mặt gỗ to bản).
Từ "ghita" (guitar) bắt nguồn từ chữ cithara. Cây đàn ghita đầu tiên có lẽ xuất hiện ở Ai Cập và Babylon từ 1000 năm trước Công nguyên. Trải qua nhiều biến đổi, nó được những đạo quân xâm lược mang đến châu Âu khoảng thế kỷ thứ 8 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 14, đặc biệt tại Tây Ban Nha.
Cùng với những nhạc cụ biểu diễn lưu động khác, cây đàn rebec (đàn violon 3 dây thời cổ) có bầu tròn đã theo chân các đạo quân xâm lược tới Tây Ban Nha, trở thành một nhạc cụ phổ biến, làm nên một làn gió mới cho cuộc sống của những người dân nơi đây. Rất nhiều nhạc sỹ đã sáng tác Văn bản liên kết dựa trên thanh âm của đàn Rebec. Thậm chí Giáo hội Tây Ban Nha đã phải ra lệnh cấm các nhà thờ được chơi loại nhạc cụ này vì tính chất phóng khoáng xô bồ của nó.
Người ta không biết từ guitarra xuất hiện ở Tây Ban Nha từ khi nào. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ 14, có hai loại nhạc cụ mang tên guittara là đàn guittara Latina và guittara Moisca đã chiếm ngôi vị độc tôn ở xứ sở bò tót.
Nhạc cụ bộ dây cổ nhất được tìm thấy tại khu vực Alaja Huyuk (thuộc bán đảo Anatoli) có niên đại 1400 trước Công nguyên. Người ta còn tìm thấy một bức tượng đá cổ ở Hy Lạp minh hoạ một phụ nữ đang ôm đàn. Điểm đặc biệt là tư thế của nàng trùng khớp với tư thế chơi đàn của các nghệ sỹ ghita ngày nay.
Vào thế kỷ thứ 15 vihuela là nhạc cụ đầu tiên mang đầy đủ những đặc trưng của cây đàn ghita. Những bản nhạc viết cho nhạc cụ này còn lưu giữ được cho thấy sự hoàn thiện đáng kinh ngạc.
Những cây đàn đầu tiên tại Ý mang lại những cải tiến đáng kể, làm nên đặc trưng của cây ghita ngày nay. Đàn có một lỗ thoát âm duy nhất, một cần đàn và các khoá. Dây đàn thường gồm 4 dây đôi (như đàn mandoline) và một dây đơn. Hộp đàn có hình số 8 và dài hơn so với cây đàn ghita hiện đại.
Tuy nhiên, phải đợi đến thế kỷ 19, dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân bậc thầy Antonio de Torres Jurado (1817-1892) cây đàn ghita mới tìm được sự hoàn hảo của mình: đơn giản và thanh thoát. Đầu tiên phải kể đến tỉ lệ cân xứng. Trong thùng đàn, de Torres đã thay cho 4 hoặc 5 thanh ngang truyền thống bằng một hệ thống 7 thanh gỗ hình dẻ quạt. Chúng được phân chia tỷ lệ một cách chuẩn xác đến mức sau này không ai có thể vượt qua và nhờ đó những cây đàn của de Torres luôn có âm thanh mượt mà, truyền cảm và sức ngân vang rất êm, rất sâu. De Torres cũng là người tìm ra độ dài chuẩn mực của dây đàn là 65 cm. Có thể nói cho đến nay, khó ai có thể vượt qua sự mẫu mực về thanh âm và hình dáng của cây đàn của de Torres.
Một trong những giai đoạn phát triển tột bậc của cây đàn sáu dây là thời vua Ludwig XIV. Người ta có thể thưởng thức tiếng đàn từ trong cung đình giàu sang tới những góc chợ nhỏ của những người bình dân. Ai ai cũng say mê ghita cho dù họ ở giai tầng nào của xã hội. Tuy nhiên, chính vì ý nghĩ kỳ quái của tầng lớp quý tộc rằng họ đang cùng thưởng thức âm nhạc với giới bình dân mà cây đàn ghita đã có một thời gian dài không hề xuất hiện ở nơi cung đình.
Dù thế, cây đàn ghita vẫn âm thầm phát triển. Với cảm hứng nghệ thuật từ cuộc sống bình dân, họa sĩ Michelangelo Merisi da Caravaggio đã sáng lập ra một trường phái nghệ thuật pha trộn giữa tĩnh vật và phồn thực mà tâm điểm của nó là tiếng đàn ghita phóng khoáng và những bước nhảy vui nhộn bên bàn tiệc của những cô nàng hầu gái và những anh chàng nông phu hồn hậu. Có thể nói đây cũng là tiền đề dần hình thành nên dòng nhạc flamenco vô cùng quyến rũ, đặc trưng Tây Ban Nha.
Những tên tuổi như Ferdinando Carulli (1770-1841), Fernando Sor (1778-1839), Mauro Giuliani (1781-1829), Matteo Carcassi (1792-1853) và đặc biệt là Francisco Tárrega (1852-1909) đẵ góp phần đưa tiếng đàn ghita trở lại đời sống âm nhạc hàn lâm. Những bản nhạc kinh điển không chỉ mô phạm mà còn tràn đầy tính biểu cảm và sự tinh tế. Với mong muốn cây ghita có một vị trí trong dàn nhạc giao hưởng, Tárrega đã không ngừng phát triển kỹ thuật chơi nhạc ghita, chuyển soạn các tác phẩm của Frédéric Chopin, Robert Schumann, Johann Sebastian Bach cho ghita.
Sau này, tiếp nối con đường của Francisco Tárrega, Andrés Segovia (1893-1987) cùng với cây lục huyền cầm lần lượt chinh phục tất cả các phòng hòa nhạc.
Bên cạnh sự phát triển của dòng nhạc hàn lâm, cây ghita cũng rẽ nhánh sang dòng âm nhạc bình dân mà đáng kể nhất phải nói đến flamenco. Kết hợp giữa tiếng ghita chau chuốt, nhịp điệu nhanh, những bước nhảy, tiếng vỗ tay hay là dậm gót của các vũ công, flamenco thực sự mang đến cho người thưởng thức sự tươi đẹp của tâm hồn Tây Ban Nha. Biết bao thế hệ nghệ sĩ flamenco đã nói tiếp nhau giữ gìn và mở rộng dòng nhạc này. Tuy nhiên, họ kế nghiệp nhau chủ yếu bằng cách học truyền khẩu nên tên tuổi và âm nhạc của họ cũng chỉ được "truyền khẩu" trong dân gian. Ramón Montoya (1880-1942) là người duy nhất đã đưa được flamenco tới các phòng hòa nhạc. Làm được điều này là do ông đã kết hợp một cách hài hoà sự thuần khiết của flamenco và tính kỹ thuật của ghita cổ điển.
Sang đầu thế kỷ 20, cây ghita sáu dây đã có sự phát triển mạnh mẽ trong mọi tầng lớp xã hội. Cùng với những biến chuyển mới trong đời sống nghệ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, tiếng đàn ghita đã rẽ sang các nhánh mới như nhạc rock, nhạc jazz và trở thành nhạc cụ phổ thông nhất trong đời sống âm nhạc hiện đại.
Lịch sử của đàn guitar
Đàn ghi-ta (tiếng Pháp: guitare; tiếng Anh: guitar), còn được biết đến dưới cái tên Tây Ban cầm, vốn xuất xứ là một nhạc cụ có cách đây hơn 5000 năm (loại ghi-ta cổ), sau này người Tây Ban Nha mới cải tiến nó thành đàn ghi-ta ngày nay. Đàn ghi-ta ngày nay có 6 dây, tuy nhiên vẫn tồn tại những loại đàn ghi-ta có 4, 7, 8, 10 và 12 dây. Nó là một loại nhạc cụ có phím và dây, có ứng dụng rộng rãi trong các loại nhạc, có thể đệm cho hát, hòa tấu hoặc chơi độc tấu.
Từ "ghita" (guitar) bắt nguồn từ chữ cithara. Cây đàn ghita đầu tiên có lẽ xuất hiện ở Ai Cập và Babylon từ 1000 năm trước Công nguyên. Trải qua nhiều biến đổi, nó được những đạo quân xâm lược mang đến châu Âu khoảng thế kỷ thứ 8 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 14, đặc biệt tại Tây Ban Nha.
Cùng với những nhạc cụ biểu diễn lưu động khác, cây đàn rebec (đàn violon 3 dây thời cổ) có bầu tròn đã theo chân các đạo quân xâm lược tới Tây Ban Nha, trở thành một nhạc cụ phổ biến, làm nên một làn gió mới cho cuộc sống của những người dân nơi đây. Rất nhiều nhạc sỹ đã sáng tác Văn bản liên kết dựa trên thanh âm của đàn Rebec. Thậm chí Giáo hội Tây Ban Nha đã phải ra lệnh cấm các nhà thờ được chơi loại nhạc cụ này vì tính chất phóng khoáng xô bồ của nó.
Người ta không biết từ guitarra xuất hiện ở Tây Ban Nha từ khi nào. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ 14, có hai loại nhạc cụ mang tên guittara là đàn guittara Latina và guittara Moisca đã chiếm ngôi vị độc tôn ở xứ sở bò tót.
Nhạc cụ bộ dây cổ nhất được tìm thấy tại khu vực Alaja Huyuk (thuộc bán đảo Anatoli) có niên đại 1400 trước Công nguyên. Người ta còn tìm thấy một bức tượng đá cổ ở Hy Lạp minh hoạ một phụ nữ đang ôm đàn. Điểm đặc biệt là tư thế của nàng trùng khớp với tư thế chơi đàn của các nghệ sỹ ghita ngày nay.
Vào thế kỷ thứ 15 vihuela là nhạc cụ đầu tiên mang đầy đủ những đặc trưng của cây đàn ghita. Những bản nhạc viết cho nhạc cụ này còn lưu giữ được cho thấy sự hoàn thiện đáng kinh ngạc.
Những cây đàn đầu tiên tại Ý mang lại những cải tiến đáng kể, làm nên đặc trưng của cây ghita ngày nay. Đàn có một lỗ thoát âm duy nhất, một cần đàn và các khoá. Dây đàn thường gồm 4 dây đôi (như đàn mandoline) và một dây đơn. Hộp đàn có hình số 8 và dài hơn so với cây đàn ghita hiện đại.
Tuy nhiên, phải đợi đến thế kỷ 19, dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân bậc thầy Antonio de Torres Jurado (1817-1892) cây đàn ghita mới tìm được sự hoàn hảo của mình: đơn giản và thanh thoát. Đầu tiên phải kể đến tỉ lệ cân xứng. Trong thùng đàn, de Torres đã thay cho 4 hoặc 5 thanh ngang truyền thống bằng một hệ thống 7 thanh gỗ hình dẻ quạt. Chúng được phân chia tỷ lệ một cách chuẩn xác đến mức sau này không ai có thể vượt qua và nhờ đó những cây đàn của de Torres luôn có âm thanh mượt mà, truyền cảm và sức ngân vang rất êm, rất sâu. De Torres cũng là người tìm ra độ dài chuẩn mực của dây đàn là 65 cm. Có thể nói cho đến nay, khó ai có thể vượt qua sự mẫu mực về thanh âm và hình dáng của cây đàn của de Torres.
Một trong những giai đoạn phát triển tột bậc của cây đàn sáu dây là thời vua Ludwig XIV. Người ta có thể thưởng thức tiếng đàn từ trong cung đình giàu sang tới những góc chợ nhỏ của những người bình dân. Ai ai cũng say mê ghita cho dù họ ở giai tầng nào của xã hội. Tuy nhiên, chính vì ý nghĩ kỳ quái của tầng lớp quý tộc rằng họ đang cùng thưởng thức âm nhạc với giới bình dân mà cây đàn ghita đã có một thời gian dài không hề xuất hiện ở nơi cung đình.
Dù thế, cây đàn ghita vẫn âm thầm phát triển. Với cảm hứng nghệ thuật từ cuộc sống bình dân, họa sĩ Michelangelo Merisi da Caravaggio đã sáng lập ra một trường phái nghệ thuật pha trộn giữa tĩnh vật và phồn thực mà tâm điểm của nó là tiếng đàn ghita phóng khoáng và những bước nhảy vui nhộn bên bàn tiệc của những cô nàng hầu gái và những anh chàng nông phu hồn hậu. Có thể nói đây cũng là tiền đề dần hình thành nên dòng nhạc flamenco vô cùng quyến rũ, đặc trưng Tây Ban Nha.
Những tên tuổi như Ferdinando Carulli (1770-1841), Fernando Sor (1778-1839), Mauro Giuliani (1781-1829), Matteo Carcassi (1792-1853) và đặc biệt là Francisco Tárrega (1852-1909) đẵ góp phần đưa tiếng đàn ghita trở lại đời sống âm nhạc hàn lâm. Những bản nhạc kinh điển không chỉ mô phạm mà còn tràn đầy tính biểu cảm và sự tinh tế. Với mong muốn cây ghita có một vị trí trong dàn nhạc giao hưởng, Tárrega đã không ngừng phát triển kỹ thuật chơi nhạc ghita, chuyển soạn các tác phẩm của Frédéric Chopin, Robert Schumann, Johann Sebastian Bach cho ghita.
Sau này, tiếp nối con đường của Francisco Tárrega, Andrés Segovia (1893-1987) cùng với cây lục huyền cầm lần lượt chinh phục tất cả các phòng hòa nhạc.
Bên cạnh sự phát triển của dòng nhạc hàn lâm, cây ghita cũng rẽ nhánh sang dòng âm nhạc bình dân mà đáng kể nhất phải nói đến flamenco. Kết hợp giữa tiếng ghita chau chuốt, nhịp điệu nhanh, những bước nhảy, tiếng vỗ tay hay là dậm gót của các vũ công, flamenco thực sự mang đến cho người thưởng thức sự tươi đẹp của tâm hồn Tây Ban Nha. Biết bao thế hệ nghệ sĩ flamenco đã nói tiếp nhau giữ gìn và mở rộng dòng nhạc này. Tuy nhiên, họ kế nghiệp nhau chủ yếu bằng cách học truyền khẩu nên tên tuổi và âm nhạc của họ cũng chỉ được "truyền khẩu" trong dân gian. Ramón Montoya (1880-1942) là người duy nhất đã đưa được flamenco tới các phòng hòa nhạc. Làm được điều này là do ông đã kết hợp một cách hài hoà sự thuần khiết của flamenco và tính kỹ thuật của ghita cổ điển.
Sang đầu thế kỷ 20, cây ghita sáu dây đã có sự phát triển mạnh mẽ trong mọi tầng lớp xã hội. Cùng với những biến chuyển mới trong đời sống nghệ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, tiếng đàn ghita đã rẽ sang các nhánh mới như nhạc rock, nhạc jazz và trở thành nhạc cụ phổ thông nhất trong đời sống âm nhạc hiện đại.
Tuấn Sơn - Theo wikipedia
Thông tin rất bổ ích, tôi có một số thông tin liên quan hữu ích cho bạn dưới đây về thiết bị loa âm thanh. Với các mẫu âm loa kiểu dáng đa dạng, tính thẩm mỹ cao cùng tính năng vượt trội, giá thành phải chăng chắc chắn sẽ đem đến cho bạn sản phẩm có giá trị:
Trả lờiXóaloa hội trường
Cục đẩy công suất
Micro không dây
loa nén