Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Tự Học Đàn Guitar Hay Nên Tìm Thầy Dạy Nhạc ? Guitar Grace Music

Học đàn guitar cơ bản - Guitar Grace Music
Chọn mua đàn Guitar chất lượng tốt đã khó nhưng học để chơi Guitar nhuần nhuyễn còn khó hơn gấp nhiều lần. Vậy: Tự học đàn Guitar hay tìm Thầy dạy?
Câu hỏi này là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ mới làm quen với đàn Guitar. Mình sẽ phân tích cho các bạn một số ưu nhược điểm của việc tự học Guitar và học qua giáo viên dạy nhạc.
Trước khi quyết định tự học hay tìm thầy dạy thì điều bạn cần làm là:
-       Định hướng đam mê.
-       Chọn mua đàn Guitar tốt và phù hợp.

       
  Với những bạn mới tập và chưa hiểu gì về nhạc lý
         Đối với những bạn mới làm quen với đàn Guitar thì mình khuyên các bạn nên tìm thầy dạy Guitar để học. Bởi vì khi đã quyết định tậu một chiếc đàn Guitar cho đam mê của mình thì không có lý gì bạn lại không đầu tư tiếp để theo đuổi con đường đam mê ấy.
         Nhạc lý, và những kĩ năng cơ bản để chơi đàn là nền tảng vững chắc nhất giúp bạn đi tiếp trên con đường âm nhạc. Trên thực tế, những người chơi đàn Guitar thành công theo hướng tư học rất ít. Vì vậy, trước khi mơ ước mình nằm trong số ít những người thành công theo con đường tự học, thì bạn hãy tìm cho mình một giáo viên 
Guitar phù hợp. Đến với Guitar Grace Music các bạn sẽ được hướng dẫn những kĩ năng cơ bản để chơi đàn. Chỉ có một người thầy giỏi mới có thể giúp bạn đánh thức đam mê trong từng nốt nhạc.

         
Với những bạn đã có kiến thức căn bản về lý thuyết âm nhạc và đàn Guitar
         Không như những người mới tập, những bạn đã có kiến thức căn bản về lý thuyết âm nhạc và đàn Guitar có thể tự mình học để phát triển kĩ năng chơi nhạc mà không cần thầy dạy. Tuy nhiên nên tìm những tài liệu, video uy tín và phù hợp với dòng nhạc mình đang chơi.

      
 Tự học đàn Guitar
Ưu điểm khi tự học đàn Guitar
-       Chủ động trong việc học tập và tìm tài liệu
-       Chủ động về thời gian
-       Tiết kiệm tối đa chi phí học nhạc
-       Phù hợp với những người có lịch sinh hoạt không cố định và luôn thay đổi
Nhược điểm:
-       Dễ bị rơi vào tình trạng bế tắc và không biết bắt đầu từ đâu.
-       Khi bị sai không thể sửa ngay vì không có thầy phát hiện ra và chỉ dẫn.
-       Dễ bị rơi vào lối mòn của những cách đánh đàn và kĩ năng đánh đàn không đúng.
-       Tốn thời gian hơn nhiều so với các bạn được thầy hướng dẫn.
-       Dễ chán nản và bỏ giữa chừng.
-       Một số kĩ năng chơi đàn Guitar mà chỉ khi có thầy hướng dẫn mới làm được.
-       Rất khó để phát triển kĩ thuật chơi đàn.

      
  Tham khảo từ nhiều nguồn thông tin khác nhau có phải là cách học hay?
        Bên cạnh đó, khi tập đàn Guitar dù là GuitarAcoustic hay Guitar Classical rất nhiều bạn trẻ học hỏi từ quá nhiều nguồn thông tin khác nhau. Điều này có thể có lợi đối với những người đã xác định đúng hướng âm nhạc của mình, nhưng cũng rất nguy hiểm với những người còn “lơ tơ mơ” về âm nhạc.
        Sẽ luôn có nhiều cơ hội học tập và con đường khác nhau để đi, nhưng điều quan trọng là bạn không bị phân tâm bởi lời khuyên từ một người nào đó hay từ nhiều nguồn thông tin khác nhau... Một số người sẽ có những ý tưởng tốt cho bạn nhưng không hẳn tất cả mọi lời khuyên, mọi thông tin đều phù hợp hoàn toàn với bạn.
        Nếu bạn tìm hiểu các nguồn tài liệu hoàn toàn khác nhau: từ giáo viên, chuyên gia, video hướng dẫn, các bài học Guitar trực tuyến miễn phí... thì những điều này sẽ dẫn bạn đi trước một bước, sau đó 2 bước bên phải, sau đó thêm một bước về phía trước, sau đó 3 bước để bên trái, sau đó một bước lùi, sau đó hai bên phải, sau đó 1 bước về phía trước và sau đó một bước bên trái ...
Một minh họa cho điều này được thể hiện dưới đây. Con đường đầu tiên rõ ràng là cách trực tiếp nhất để đến mục tiêu của mình. Con đường thứ hai là cách tiếp cận theo nhiều nguồn thông tin, tuy cũng hiệu quả nhưng đầy phiền nhiễu và rất có thể đi vào ngõ cụt:




Một khi bạn đã có kế hoạch và định hướng cho đam mê của mình, hãy luôn luôn tập trung vào nó (trừ khi mục tiêu của bạn hoàn toàn thay đổi). Cách tốt nhất để làm điều này là tìm một giáo viên Guitar, vì chính họ sẽ là người giúp bạn trở thành nhạc sĩ hay nghệ sĩ như bạn mong muốn. Đến với Guitar Grace Music các bạn sẽ thấy sự lựa chọn của mình là hoàn toàn đúng đắn.

Điều này không có nghĩa là bạn không nên nghe theo lời khuyên từ những người khác mà bạn cần phải có một nguồn thông tin "chính", tất cả những lời khuyên khác hãy xem như một nguồn bổ sung, nhưng không nên bị phân tâm bởi nó.
Chúc các bạn thành công!

Mọi chi tiết liên hệ: 0902.391.605 (gặp Thiện)
Địa chỉ: 71 đường C18 phường 12 quận Tân Bình, tp Hồ Chí Minh (Gần Cộng Hòa - cầu vượt Hoàng Hoa Thám - Cộng Hòa)
Keywords: hoc dan guitar co ban o tphcm -- 
hocguitar.org

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Khóa học đàn guitar giá rẻ uy tín tại tphcm - Guitar Grace Music

               Khóa học đàn guitar giá rẻ uy tín tại tphcm


Lịch Học & Bảng Học Phí Học Guitar

Khóa học đàn Guitar giá rẻ uy tín tại tphcm, Đến với khóa học đàn guitar Grace Music chúng tôi đảm bảo học viên sẽ có thể đệm hát được dù bạn có thể là người học hơi chậm hoặc khả năng cảm thụ âm nhạc của bạn chưa tốt. Chúng tôi tin với những phương pháp đúng, bạn sẽ có một khoản thời gian tuyệt vời nhất khi được học Guitar.



* Ca 1: 9h - 10h30
* Ca 2: 17h – 18h30
* Ca 3: 19h – 20h30
- Đây là những ca học từ thứ 2 đến thứ 7 (Chủ Nhật Nghỉ).
- Mỗi học viên sẽ chọn 2 buổi học / 1 tuần.
* Lưu ý: khi đã chọn ca thì phải học đúng ca của mình, nếu muốn thay đổi phải báo trước để có thể tiện sắp xếp.
* 1 Lớp chỉ từ 4-5 Học Viên để đảm bảo chất lượng cho việc tiếp thu cũng như dạy.
* TRUNG TÂM CÓ NHẬN GIA SƯ GUITAR DẠY TẠI NHÀ học phí dạy tại nhà nhà tùy thuộc vào số lượng người học và quãng đường di chuyển. Gọi điện 0902.391.605 (Gặp Thầy Công Thiện) để biết thêm.
khóa học đàn guitar giá rẻ uy tín tại tphcm


Học Phí Guitar Grace Music Khi Học Tại Trung Tâm
- Lớp dành cho sinh viên 500k/1 tháng
- Lớp học cấp tốc dành cho trên 16 tuổi (3 buổi/ tuần) 900k/1 tháng
- Lớp dành cho thiếu nhi 600k/ 1 tháng
- Lớp dành cho người học theo khóa đệm hát cơ bản 2.500.000k / 1 khóa
- Lớp dành cho khóa học guitar nâng cao 3.500.000 /1 khóa
- Lớp dành cho học viên học không học theo lớp (1 học viên / 1 giáo viên) 800k/1 tháng

Mọi chi tiết liên hệ: 0902.391.605 (Gặp Công Thiện)
Địa chỉ: 71 đường C18 Phường 12 Quận Tân Bình TPHCM

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Học đàn guitar cơ bản ở đâu tphcm? - Guitar Grace Music

Cập nhật hôm nay,

Cách luyện ngón bấm tay trái khi chơi Guitar , học đàn guitar cơ bản ở đâu tphcm, học đàn guitar cơ bản ở đâu, học đàn guitar cơ bản tphcm, học đàn guitar tphcm

Đàn Guitar là một trong những nhạc cụ giá khá mềm và dễ sử dụng.  Những thiết kế đa dạng về kích cỡ, kiểu dáng của các loại Guitar cho phép người chơi tìm thấy sự thoải mái dù trong bất kì tư thế nào.

Trong bài viết này, Guitar Grace Music sẽ giúp bạn khám phá ra cách bấm phím và luyện ngón bấm tay trái khi chơi Guitar.
 

 học đàn guitar cơ bản ở đâu tphcm|guitar grace music                                  học đàn guitar cơ bản ở đâu tphcm|guitar grace music

Luyện ngón khi chơi Guitar là một trong những kĩ năng cơ bản để đánh đàn Guitar tốt
 

1.    Chuẩn bị trước khi luyện ngón:
Cho dù hai bàn tay của bạn thực hiện những động tác hoàn toàn khác nhau khi chơi Guitar, nhưng chúng vẫn tuân theo những nguyên tắc hoạt động của cơ tay. Bạn cần phải giảm đến mức tối thiểu sự căng cơ của bàn tay trái giống như bạn đã thực hiện cho bàn tay phải. Vì trong giai đoạn trước, bạn tập trung vào việc tập luyện bàn tay phải, bạn có thể có khuynh hướng quá chú trọng đến bàn tay này trong lúc chơi đàn. Nếu không được sửa chữa, điều này có thể tạo ra sự căng thẳng bất lợi cho bàn tay trái của bạn.
 
Để triệt tiêu khả năng bất lợi này, một lần nữa, bạn nên kiểm tra tư thế của hai bàn tay. Nên chú ý đến những sai sót thường gặp như sau:
-       Đầu đàn có thấp quá hay không?
-       Đầu đàn có để cách xa quá hay không?
-       Thân đàn có quá thấp hay quá xa về phía trái so với thân mình của bạn hay không?
Mỗi sai sót trên có thể gây ra sự căng cơ bất lợi cho bàn tay trái. Hãy thử đi thử lại và kiểm tra cho đến khi bạn tìm ra tư thế thuận lợi nhất cho cả hai bàn tay.
 
2.    Vị trí bàn tay và ngón tay trái khi luyện ngón
Mở rộng bàn tay trái của bạn, lòng bàn tay hướng lên và đặt ngón tay lên phím đàn . Lưu ý: nên nắm tay vừa đủ và không gống tay khi chơi đàn, đặt ngón tay cái của bạn ở khoảng giữa các ngón tay đầu tiên và thứ hai. Tất cả các đốt ngón tay nên được uốn cong. Tay của bạn sẽ giống như thế về sau khi bạn chơi tất cả các loại đàn Guitar. Khi chuyển Gam ngón cái sẽ lướt nhẹ dọc theo phía sau cần đàn.



Vị trí ngón tay không đúng khi chơi hợp âm C Guitar
 

Để tránh gây áp lực lên cổ tay và cánh tay bạn hãy cố gắng để điều chỉnh ngón tay đi xuống theo chiều dọc trên chuỗi chứ không phải ở một góc. Vị trí này gây sức áp lực lớn nhất trên chuỗi và cũng ngăn cản các bên của ngón tay chạm vào dây liền kề - có thể gây ù hoặc tắt tiếng.
 
3.    Luyện ngón bấm tay trái với Guitar điện
 
Tay trái muốn bấm nốt thật rõ nốt thì bạn phải biết cách nhấc ngón ra kịp thời.
Khi chơi Guitar điện - đặc biệt là về sau chơi các thể loại Heavy Metal với âm thanh Distortion (tiếng kim loại) - thì khi bạn bấm (và gẩy) vào 1 nốt ở dây 1, sau đó bấm (và gẩy) vào 1 nốt ở dây 2 thì trước khi bấm nốt thứ 2, bạn phải nhấc kịp tay khi bấm nốt thứ nhất lên hẳn đã. >> Nếu khi gẩy nốt thứ 2 mà nốt 1 chưa nhấc lên thì sẽ bị rè vì cộng hưởng.
>> Khi tập chuyển ngón - nhất là với 2 nốt ở 2 dây khác nhau - thì cố gắng nhấc thật nhanh nốt trước trước khi chơi nốt sau.
 
4.    Bài luyện ngón bấm tay trái cơ bản:
·         Bạn sẽ bắt đầu tập luyện bàn tay trái với một động tác mẫu đơn giản nhất: bấm nốt La trên dây 3, ngăn phím 2 bằng ngón giữa.
 Mục đích của bạn là vận động các khớp ngón tay trong phạm vi hoạt động trung bình của chúng. Hãy tiến hành như sau:
-        Cẩn thận đặt đầu ngón tay giữa lên dây thứ 3 ngay sau ngăn phím thứ hai. Bấm chặt dây này bằng cách phân bố đều lực của cả hai ngón tay cái và giữa của bạn - không phải bằng lực của cánh tay.
 
-       Lần lượt gẩy các nốt La (A) và Son (G) chậm rãi và đều đặn.
 
-       Để tạo ra lực bẩy mạnh nhất, đặt khớp đầu ngón cái sau cần đàn ở điểm đối diện với hai ngón tay đầu tiên của bạn (ngón trỏ và ngón giữa). CHÚ Ý: Chỉ dùng một lực tối thiểu cần thiết để tạo ra một âm thanh trong trẻo. Cẩn thận tránh sự căng cơ không cần thiết trên bàn tay cũng như cánh tay trái.
 
-       Tránh doãng rộng quá đáng các đốt ngón tay. Khi các ngón tay của bạn được đặt chính xác trong phạm vi hoạt động trung bình, động tác bấm dây đàn sẽ diễn ra chủ yếu tại các đốt ngón tay.
 
-       Khi các ngón tay của bạn không chạm dây đàn, giữ các khớp ngón tay trong phạm vi hoạt động trung bình, nhờ đó các đầu ngón tay của bạn sẽ được giữ hờ một cách thoải mái bên trên dây đàn.
 
Hãy chú ý rèn luyện việc nhận biết những sự căng cơ không cần thiết. Hãy thí nghiệm bằng cách thay đổi từng chút một vị trí của khuỷu tay, cánh tay, độ cong của cổ tay trái. Hãy thử nhiều lần cho đến khi bạn xác định được vị trí đem lại lực mạnh nhất và tư thế thoải mái nhất cho các ngón tay trái của bạn.

 


Để đọc nhạc một cách hiệu quả, bạn cần phải học cách đặt ngón tay một cách chính xác bằng cảm giác hơn là thị giác
 

·         Học cách đặt ngón tay một cách chính xác bằng cảm giác hơn là thị giác
Lúc đầu, bạn cần phải nhìn xuống cần đàn khi thực hiện các động tác của bàn tay trái - đó là cách nhanh nhất và dễ nhất để bảo đảm các ngón tay của bạn được đặt đúng vị trí. Tuy nhiên, để đọc nhạc một cách hiệu quả, bạn cần phải học cách đặt ngón tay một cách chính xác bằng cảm giác hơn là thị giác. Bạn nên tiến hành việc này càng sớm càng tốt ngay sau khi bạn đã có thể đặt ngón tay chính xác bằng mắt.
Hãy tập như sau đây, bắt đầu bằng nốt La (A) ở ngăn phím 2, dây 3 với ngón tay giữa:
 
-       Đếm "một, hai" chậm rãi và đều đặn. Trong khi bạn vẫn nhìn xuống cần đàn, lần lượt gẩy các nốt Son (G) và La (A) như đã hướng dẫn. Trong khi bạn vẫn liên tục lập lại các động tác này, đưa mắt nhìn ra chỗ khác. Cố gắng giữ cho ngón tay vẫn bấm đúng vị trí cần thiết.
 
-       Cần phải nhạy cảm với các lầm lỗi. Nếu trong lúc đưa mắt nhìn ra nơi khác, bạn cảm thấy ngón tay của bạn bắt đầu trượt ra xa phím đàn, hãy ngưng lại và điều chỉnh lại vị trí ngón tay bằng mắt.
 
-       Giữ tư thế gióng thẳng một cách tự nhiên của cổ tay và các khớp ngón tay của bạn, và giữ cho cánh tay, cổ tay, cũng như các khớp ngón tay bạn nằm trong phạm vi hoạt động trung bình của chúng. Khi bạn đã thuần thục hơn, hãy nhìn ra ngoài cần đàn càng lúc càng lâu hơn. Tiếp tục trình tự này cho đến khi bạn có thể đặt ngón tay một cách chính xác và tự tin chỉ bằng cảm giác.
 
-        Tập hình dung trong óc các thao tác của bàn tay trái cho đến khi bạn có thể hình dung ra chúng một cách rõ ràng - nhìn thấy các thao tác này trong óc như thể bạn đang thực sự thực hiện chúng trên cần đàn.
 
Khi bạn đã tập thuần thục bài tập với nốt La (A), lập lại bài tập này với nôt Si (B) và Đô © ở ngăn 1, dây 2, với ngón tay trỏ. Sau đó thay thế bằng nốt Đô © và nốt Rê (D) trên dây 2 với ngón áp út (hay ngón út).
 
5.    Lưu ý chung khi luyện ngón bấm tay trái:
Để luyện ngón thành công, tay trái cần khỏe và thực sự dẻo dai. Muốn đạt được điều này, người chơi đàn Guitar sẽ phải tập luyện rất nhiều. Không nên bị cám dỗ để thử tăng tốc quá trình luyện ngón tay trái của bạn thông qua phương tiện nhân tạo. Bạn có thể thấy quảng cáo cho các thiết bị cầm tay có thể tăng cường độ bền bên tay trái, nhưng một điều chắc chắn là: Không có gì có thể đẩy nhanh tốc độ luyện ngón của bạn ngoài cách chơi Guitar thường xuyên.
 
Khi bắt đầu chơi Guitar và luyện ngón, một số bộ phận trên cơ thể có thể bị căng và bị tác động nhiều như: cánh tay, cổ tay, vai, cơ lưng .... Do đó, bạn nên thường xuyên thả lỏng để vai trái được thư giãn. Khi chơi Guitar, không nên di chuyển khuỷu tay quá nhiều vì sẽ làm tay bị mỏi nhanh hơn. Cố gắng giữ khuỷu tay ở một vị trí gần cơ thể, chỉ di chuyển cánh tay, bàn tay để chạy GAM.
 
Điều quan trọng cần nhớ trong việc duy trì một vị trí tốt của cánh tay, ngón tay bên trái là bạn cần để giữ cho nó thoải mái và tự nhiên. Nếu tay của bạn bắt đầu bị tổn thương hoặc đau, hãy ngừng chơi để nó được nghỉ ngơi. Vì chơi Guitar cũng như bất kỳ hoạt động khác mà đòi hỏi sự phát triển cơ bắp, nghỉ ngơi giúp cơ thể của bạn chuẩn bị tốt hơn cho những lần luyện ngón bấm tay trái sau.
 
Ngoài ra, bạn cũng gặp một vấn đề khác đó là hiện tượng âm thanh rè và ngắt quãng. Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách loại bỏ chúng. Hầu hết các tay guitar mới tập chơi thường sử dụng lực quá nhiều đè lên phím đàn để giải quyết vấn đề này mà không cần biết nên sử dụng sức bao nhiêu.
Tôi có ba lời khuyên dành cho bạn:
 
-        Cố bấm thật mạnh, hết sức của mình lên các phím. Sau đó dùng tay phải đánh các nốt đơn
 
-        Bây giờ giảm bớt lực bàn tay, vẫn chơi các nốt đó với tay phải cho đến khi việc ngắt tiếng xuất hiện. Ở khoảnh khắc cuối cùng, trước khi bắt đầu xảy ra hiện tượng ngắt tiếng bạn sẽ cảm thấy khi dùng một lực như thế nào thì bị điếc tiếng để từ đó phân bố sức lực cho thật chính xác để tránh ngắt tiếng.
 
-       Bây giờ thì làm ngược lại. Vẫn tiếp tục dùng tay phải để đánh đàn. Bắt đầu bấm phím bằng tay trái nhưng lúc đầu không bấm mạnh như trước mà hãy bấm nhẹ thôi rồi bắt đầu mạnh dần. Khi chưa bấm bạn sẽ thấy âm thanh khá trong, nhưng khi bấm vào thì âm thanh sẽ bị ngắt quãng. Càng bấm mạnh nữa thì tiếng sẽ bị "không nói tục"c và rè, bấm mạnh thêm chút nữa bạn sẽ nhận được âm thanh hoàn hảo và từ đó biết được lượng sức dùng như thế nào để loại bỏ những âm thanh không đẹp và rè.
 
 Chính vì vậy bạn nên dần tập các bài tập bằng cả hai chiều (như đã nói ở tay phải và tay trái), tìm những “khoảnh khắc vàng” để tránh điếc tiếng và rè tiếng. Khi bạn đã làm chủ được những bài tập này, tôi đề nghị bạn nên tập nhữn bài khác cao hơn chẳng hạn như hợp âm. Đến lúc này, khả năng phân phối sức vào ngón tay của bạn đã thành thục bạn. Bạn có thể lọai bỏ hoặc tạo ra sự ngắt tiếng lúc nào bạn muốn. Đừng sợ khi đang biểu diễn trên sân khấu mà lại xuất hiện những trường hợp ngắt tiếng hay rè tiếng. Có thể khi bạn lo lắng bạn sẽ bấm hơi mạnh, nhưng bạn đã luyện tập nhiều với những bài tập trên và bạn sẽ không mất sức nhiều đâu.
 
 
6.    Khắc phục những vướng mắc khi luyện ngón
 
·         Ngón tay mình hình như hơi ngắn, tay mình yếu quá, bấm không "kêu"!!!
 
Câu trả lời là đừng bận tâm về vấn đề đó, hãy thử nhìn các guitar Trung Quốc như Li Jie hay Yang Suefei, ngón tay họ có thể nói là "khá ngắn" hoặc chí ít thì "không dài" như các nghệ sĩ hàng đầu thế giới như John Williams hay Julian Bream. Thế nhưng họ vẫn là những đại biểu ưu tú cho thế hệ guitarist trẻ thời đại ngày nay. Vấn đề nằm ở tư thế tay trái của bạn, hãy thả lỏng tay ở tư thế như ta đang cầm cổ tay của 1 cô bạn gái với ngón cái hơi duỗi đưa về phía cần đàn, đặt cả 4 ngón đặt lên cùng 1 dây, bắt đầu từ dây 6 (Mi) với ngón 1 tương ứng phím 1, ngón 2 với phím 2, ngón 3 với phím 3, ngón 4 với phím 4. Ấn nhẹ cả 4 ngón xuống, cảm nhận lực ấn, thả lỏng ra, vẫn giữ cả 4 ngón "lơ lửng" trên 4 phím đàn, lại ấn xuống, lặp lại động tác đó liên tục trong vài phút, qua cả 6 dây. Chú ý là chỉ hoạt động với vai thả lỏng, lực ấn chỉ tập trung ở đầu ngón tay, các ngón tay luôn đặt ở vị trí chủ động (cách phím đàn 1 khoảng ngắn). Bạn sẽ nhận thấy ngay lập tức 1 điều tay mình không bé và yếu đuối như mình tưởng tượng.
 
·         Đánh mới được một lúc thôi mà vai và khuỷu tay đã mỏi nhừ, đầu ngón tay đau buốt
 
Có 1 sự thật là các guitarist hàng đầu sử dụng 1 lực rất nhỏ cho mỗi cú bấm của tay trái, bí quyết nằm ở sự thả lỏng vai và khuỷu tay, dùng lực chính xác và vừa đủ
 
Lời khuyên: Hãy tập trước gương để "ngắm" tư thế của mình 1 cách chính xác hơn, tránh việc "cảm nhận" thành "ngộ nhận" về tư thế. Liên tục chú ý đến sự căng cơ của vai và khuỷu tay
 
·         Khi chơi đàn với các phím phía cao, đặc biệt là các phím từ phím 12 trở đi, dường như tay trái hoạt động không được như ý?
 
Hãy thử thả lỏng toàn bộ vai trái và hơi nghiêng vai xuống .Với các phím từ phím 12 trở đi, ngón tay cái có thể tựa vào mép của phím đàn sao cho các ngón tay có thể di chuyển nhẹ nhàng được là ổn. Nhiều lúc với 1 số thế bấm tay không thể thả lỏng được như các nguyên tắc đề ra!!
 
·         Khi di chuyển hợp âm, thế bấm từ thế cao xuống thế thấp hay ngược lại thì tay trái rất vất vả và khó thực hiện chính xác được?
 
Khi gặp những trường hợp như vậy đồng nghĩa tay trái phải dịch chuyển song song với cần đàn. Để thực hiện nhanh và hiệu quả, bạn phải thả lỏng các bắp thịt tay trái và chú ý đừng bấm chặt ngón cái sau cần đàn quá, cứ để lơi hết mức có thể. Ép chặt ngón cái vào cần đàn Guitar sẽ làm giảm sự linh hoạt của các ngón tay còn lại vì nhiều khi bạn phải di chuyển bàn tay theo cả nhiều ngang và chiều dọc .
 
Chúc các bạn luyện ngón bấm tay trái thành công.
 
 

 

Tiến Đạt (tổng hợp từ nhiều nguồn)
 
*********************************************************************************************

Faceboook: https://www.facebook.com/hocguitar.org
Website chính: http://hocguitar.org/


TRUNG TÂM CHUYÊN GUITAR GRACE MUSIC
Điện thoại : 0902391605
 
Tại TP.HCM: 71 đường C18 Phường 12 quận tân bình
Điện thoại: 0902391605
12 đánh giá

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Xuất xứ của đàn guitar - Guitar Grace Music

Cập nhật 23/9/2013

Lịch sử của đàn guitar

Đàn ghi-ta (tiếng Pháp: guitare; tiếng Anh: guitar), còn được biết đến dưới cái tên Tây Ban cầm, vốn xuất xứ là một nhạc cụ có cách đây hơn 5000 năm (loại ghi-ta cổ), sau này người Tây Ban Nha mới cải tiến nó thành đàn ghi-ta ngày nay. Đàn ghi-ta ngày nay có 6 dây, tuy nhiên vẫn tồn tại những loại đàn ghi-ta có 4, 7, 8, 10 và 12 dây. Nó là một loại nhạc cụ có phím và dây, có ứng dụng rộng rãi trong các loại nhạc, có thể đệm cho hát, hòa tấu hoặc chơi độc tấu.

Đàn ghita có một lịch sử phát triển lâu dài, có lẽ khởi đầu từ chiếc dây cung của những người thợ săn cổ. Tiếng bật của dây cung khi mũi tên được phóng đi đã gợi ý cho người xưa sáng tạo ra đàn lia, đàn hạcđàn luyt. Những chiếc đàn này được làm từ gỗ, mai rùagân động vật. Ở Hy Lạp, thế kỷ 7, người ta thấy xuất hiện phổ biến đàn lia và đàn cithara (một loại đàn lớn cồng kềnh, bắt chước cơ cấu của đàn lia với mặt gỗ to bản).
Từ "ghita" (guitar) bắt nguồn từ chữ cithara. Cây đàn ghita đầu tiên có lẽ xuất hiện ở Ai Cập và Babylon từ 1000 năm trước Công nguyên. Trải qua nhiều biến đổi, nó được những đạo quân xâm lược mang đến châu Âu khoảng thế kỷ thứ 8 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 14, đặc biệt tại Tây Ban Nha.
 photo download2_zps7d874e43.jpg Cùng với những nhạc cụ biểu diễn lưu động khác, cây đàn rebec (đàn violon 3 dây thời cổ) có bầu tròn đã theo chân các đạo quân xâm lược tới Tây Ban Nha, trở thành một nhạc cụ phổ biến, làm nên một làn gió mới cho cuộc sống của những người dân nơi đây. Rất nhiều nhạc sỹ đã sáng tác Văn bản liên kết dựa trên thanh âm của đàn Rebec. Thậm chí Giáo hội Tây Ban Nha đã phải ra lệnh cấm các nhà thờ được chơi loại nhạc cụ này vì tính chất phóng khoáng xô bồ của nó.
Người ta không biết từ guitarra xuất hiện ở Tây Ban Nha từ khi nào. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ 14, có hai loại nhạc cụ mang tên guittara là đàn guittara Latinaguittara Moisca đã chiếm ngôi vị độc tôn ở xứ sở bò tót.
Nhạc cụ bộ dây cổ nhất được tìm thấy tại khu vực Alaja Huyuk (thuộc bán đảo Anatoli) có niên đại 1400 trước Công nguyên. Người ta còn tìm thấy một bức tượng đá cổ ở Hy Lạp minh hoạ một phụ nữ đang ôm đàn. Điểm đặc biệt là tư thế của nàng trùng khớp với tư thế chơi đàn của các nghệ sỹ ghita ngày nay.
Vào thế kỷ thứ 15 vihuela là nhạc cụ đầu tiên mang đầy đủ những đặc trưng của cây đàn ghita. Những bản nhạc viết cho nhạc cụ này còn lưu giữ được cho thấy sự hoàn thiện đáng kinh ngạc.
Những cây đàn đầu tiên tại Ý mang lại những cải tiến đáng kể, làm nên đặc trưng của cây ghita ngày nay. Đàn có một lỗ thoát âm duy nhất, một cần đàn và các khoá. Dây đàn thường gồm 4 dây đôi (như đàn mandoline) và một dây đơn. Hộp đàn có hình số 8 và dài hơn so với cây đàn ghita hiện đại.
Tuy nhiên, phải đợi đến thế kỷ 19, dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân bậc thầy Antonio de Torres Jurado (1817-1892) cây đàn ghita mới tìm được sự hoàn hảo của mình: đơn giản và thanh thoát. Đầu tiên phải kể đến tỉ lệ cân xứng. Trong thùng đàn, de Torres đã thay cho 4 hoặc 5 thanh ngang truyền thống bằng một hệ thống 7 thanh gỗ hình dẻ quạt. Chúng được phân chia tỷ lệ một cách chuẩn xác đến mức sau này không ai có thể vượt qua và nhờ đó những cây đàn của de Torres luôn có âm thanh mượt mà, truyền cảm và sức ngân vang rất êm, rất sâu. De Torres cũng là người tìm ra độ dài chuẩn mực của dây đàn là 65 cm. Có thể nói cho đến nay, khó ai có thể vượt qua sự mẫu mực về thanh âm và hình dáng của cây đàn của de Torres.
Một trong những giai đoạn phát triển tột bậc của cây đàn sáu dây là thời vua Ludwig XIV. Người ta có thể thưởng thức tiếng đàn từ trong cung đình giàu sang tới những góc chợ nhỏ của những người bình dân. Ai ai cũng say mê ghita cho dù họ ở giai tầng nào của xã hội. Tuy nhiên, chính vì ý nghĩ kỳ quái của tầng lớp quý tộc rằng họ đang cùng thưởng thức âm nhạc với giới bình dân mà cây đàn ghita đã có một thời gian dài không hề xuất hiện ở nơi cung đình.

Dù thế, cây đàn ghita vẫn âm thầm phát triển. Với cảm hứng nghệ thuật từ cuộc sống bình dân, họa sĩ Michelangelo Merisi da Caravaggio đã sáng lập ra một trường phái nghệ thuật pha trộn giữa tĩnh vật và phồn thực mà tâm điểm của nó là tiếng đàn ghita phóng khoáng và những bước nhảy vui nhộn bên bàn tiệc của những cô nàng hầu gái và những anh chàng nông phu hồn hậu. Có thể nói đây cũng là tiền đề dần hình thành nên dòng nhạc flamenco vô cùng quyến rũ, đặc trưng Tây Ban Nha.
Những tên tuổi như Ferdinando Carulli (1770-1841), Fernando Sor (1778-1839), Mauro Giuliani (1781-1829), Matteo Carcassi (1792-1853) và đặc biệt là Francisco Tárrega (1852-1909) đẵ góp phần đưa tiếng đàn ghita trở lại đời sống âm nhạc hàn lâm. Những bản nhạc kinh điển không chỉ mô phạm mà còn tràn đầy tính biểu cảm và sự tinh tế. Với mong muốn cây ghita có một vị trí trong dàn nhạc giao hưởng, Tárrega đã không ngừng phát triển kỹ thuật chơi nhạc ghita, chuyển soạn các tác phẩm của Frédéric Chopin, Robert Schumann, Johann Sebastian Bach cho ghita.
Sau này, tiếp nối con đường của Francisco Tárrega, Andrés Segovia (1893-1987) cùng với cây lục huyền cầm lần lượt chinh phục tất cả các phòng hòa nhạc.
Bên cạnh sự phát triển của dòng nhạc hàn lâm, cây ghita cũng rẽ nhánh sang dòng âm nhạc bình dân mà đáng kể nhất phải nói đến flamenco. Kết hợp giữa tiếng ghita chau chuốt, nhịp điệu nhanh, những bước nhảy, tiếng vỗ tay hay là dậm gót của các vũ công, flamenco thực sự mang đến cho người thưởng thức sự tươi đẹp của tâm hồn Tây Ban Nha. Biết bao thế hệ nghệ sĩ flamenco đã nói tiếp nhau giữ gìn và mở rộng dòng nhạc này. Tuy nhiên, họ kế nghiệp nhau chủ yếu bằng cách học truyền khẩu nên tên tuổi và âm nhạc của họ cũng chỉ được "truyền khẩu" trong dân gian. Ramón Montoya (1880-1942) là người duy nhất đã đưa được flamenco tới các phòng hòa nhạc. Làm được điều này là do ông đã kết hợp một cách hài hoà sự thuần khiết của flamenco và tính kỹ thuật của ghita cổ điển.

Sang đầu thế kỷ 20, cây ghita sáu dây đã có sự phát triển mạnh mẽ trong mọi tầng lớp xã hội. Cùng với những biến chuyển mới trong đời sống nghệ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị, tiếng đàn ghita đã rẽ sang các nhánh mới như nhạc rock, nhạc jazz và trở thành nhạc cụ phổ thông nhất trong đời sống âm nhạc hiện đại.
Tuấn Sơn - Theo wikipedia


8 đánh giá

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Học đàn guitar chất lượng - Phương pháp học Guitar nhanh

Cập nhật 12/12/2014

Phương pháp học đàn Guitar nhanh - Guitar Grace Music (0902.391.605)

 photo new2_zpsb4be6be8.jpg

Theo dõi bài tổng hợp của chúng tôi sau đây (trích từ bài viết của DAN )

Bài viết này dành cho tất cả những ai đam mê
Guitar nhưng không có thời gian học bài bản và cụ thể trong các lớp dạy đàn hoặc trung tâm âm nhạc. Tác giả viết bài này với hy vọng: có thể thuyết phục những bạn đam mê Guitar bắt tay vào việc chọn 1 hoặc 2 chiếc đàn và bắt đầu sáng tạo âm nhạc của riêng mình. Dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số lý thuyết cơ bản và phương pháp đơn giản nhất để các bạn có thể bắt đầu tập  luyện ngay với cây đàn Guitar.

·         Gỉa định sai lầm:
Trước khi chọn đàn Guitar, tôi đã gặp rất nhiều bạn có những giả định sai lầm về khó khăn để trở thành một nhạc sĩ.

-       Tôi nghĩ rằng tôi đã quá già để bắt đầu học một loại nhạc cụ.
-       Tôi tin rằng tôi không có tài năng âm nhạc và tôi không thể trở thành một nghệ sĩ, thậm chí là một nhạc công.
-       Tôi nghĩ rằng: để chơi được một loại nhạc cụ, bạn cần phải học cách đọc nhạc và nắm vững nhạc lý.
-       Tôi tin rằng: để học được đàn Guitar hay bất cứ một loại nhạc cụ nào, tôi cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.
Những giả định trên hoàn toàn sai, vì rất nhiều nghệ sĩ chơi Guitar thành công mà không hề được học qua trường đào tạo nhạc, rất nhiều bạn trẻ tự sáng tác những bài nhạc của riêng mình, rất hay và đặc biệt mà không hề nắm rõ nhạc lý. Đơn giản vì âm nhạc là sáng tạo. Đàn Guitar là một trong những nhạc cụ bạn có thể sáng tạo không giới hạn.

·         Học cách chơi 1 loại nhạc cụ sẽ giúp bạn mở ra rất nhiều cơ hội và bất ngờ:
-       Tăng khả năng cảm nhận âm nhạc của bạn
-       Giải tỏa stress, căng thẳng và tạo sự thư giãn bất cứ khi nào bạn cần
-       Bạn có thể tham gia vào rất nhiều cộng đồng đam mê âm nhạc, nâng cao cơ hội học hỏi kinh nghiệm của bạn ở những người chơi đàn lâu năm, thậm chí cả các nhạc sĩ nổi tiếng.
-       Âm nhạc không phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính và tín ngưỡng của bạn. Dù bạn là ai thì âm nhạc luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy nhất.
-       Bạn sẽ có thêm rất nhiều cơ hội để học hỏi chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm sự thú vị của các nền văn hóa khác nhau.
-       Bạn có thể tự do trong sáng tạo để sáng tác những bản nhạc của riêng mình.
 ·
         Tài năng âm nhạc không phải là yếu tố quyết định đến khả năng chơi đàn Guitar.
Nếu bạn không có tài năng âm nhạc tôi đã có tin tốt cho bạn, bạn không cần nó. Bạn chỉ cần có thời gian. Qúa trình chơi Guitar, cơ bản là giúp các ngón tay của bạn làm những điều kỳ lạ mà nó không được sử dụng để làm. Bạn không cần là một thiên tài. Bạn chỉ cần dành 10 giờ với cây đàn Guitar, và bạn sẽ được chơi một số bài hát rất tuyệt vời. Tác giả hứa chắc chắn bạn sẽ thành công nếu áp dụng đúng những hướng dẫn trong bài viết. Tham khảo cách chọn đàn Guitar tốt tại Guitar Grace Music

-       Đầu tiên các bạn đã được làm quen với cây đàn guitar , được học tư thế và cách cầm đàn
 Dây đàn được đánh số thứ tự từ 1 đến 6 từ dưới lên
Trên bàn tay phải, ngón cái = p , ngón trỏ = i , ngón giữa = m , ngón áp úp = a
Ngón p dùng để gẩy 3 dây bass 4, 5 ,6 , ngón i dây 3 , ngón m dây 2 và a dây 1
-       Tiếp đến là 2 bài tập " Rải dây " và " Bấm nốt "
Rải dây : thả lỏng tay phải , dùng lực ngón tay rải lần lượt từ dây 6 xuống dây 1 và ngược lại , lưu ý chỉ dùng lực ngón tay , phần từ cổ tay trở lên cánh tay cố định
Bấm nốt : dùng lần lượt ngón 1 , 2 ,3 ,4 bấm vào các ngăn 1 2 3 4 của các dây lần lượt từ 1 đến 6


·         Sau đây là những gì bạn cần làm trong 10h
-       0-30 phút: đọc bài viết này và suy nghĩ về phương pháp chúng tôi đề cập.
-       30-60 phút: Thực hành 5 hình dạng ngón tay cơ bản. Đây có lẽ là phần khó nhất. Bạn phải tập trung trong vòng 30 phút để ghi nhớ các hợp âm được thể hiện dưới đây. Một khi bạn thuộc và hiểu rõ bạn sẽ dễ dàng chơi những bài nhạc đơn giản. Thậm chí, bạn có thể sáng tạo và thử nhiều cách tìm hợp âm cho bài hát, bạn sẽ tìm thấy nhiều âm thanh rất hay ở đây và có thể tiếp tục khám phá trong nhiều năm tới.
-       60-600 phút. Chia nhỏ thời gian
tập Guitar đều đặn trong 20 ngày, mỗi ngày 30 phút hoặc lâu hơn. Bạn có thể làm điều này trong khi bạn làm những việc khác như xem truyền hình hoặc chat chit. Chỉ cần tập để vị trí ngón tay chuẩn khi chơi các hợp âm cơ bản và có thể di chuyển linh hoạt trên cần đàn.
 Sau đó, hãy hát theo nhịp mà mình đang tập. Cuối cùng, hãy cố gắng để theo kịp với tiến độ của những thay đổi trong các bài hát thực tế. Một khi bạn có thể chuyển hợp âm nhanh thì bạn nên chuyển sang tập sự dẻo dai cho các ngón tay và bàn tay của bạn. Hãy nhớ rằng, Guitar là sự sáng tạo và có rất nhiều cách đánh khác nhau cho một bài nhạc. Vì vậy, bạn không nên lo lắng vì mình không đánh theo một cách  nhất định.

·         Các vị trí ngón tay cơ bản mà bạn cần phải nhớ - thông tin duy nhất bạn cần để bắt đầu














·      
   Một sỗ lưu ý nhỏ khi chơi Guitar:
-  Không nên tập Guitar liên tục trong nhiều giờ 1 ngày, nếu tay bạn bị đau, bạn nên dừng lại để cơ tay được nghỉ ngơi .
-  Nên chọn đàn Guitar có giá tầm trung để đảm bảo âm thanh không bị lỗi, không nên chọn đàn Guitar giá rẻ.
- Tránh chơi đàn Guitar khi tay còn ướt ( cái này quan trọng, nếu bị chai tay mà tay còn ướt khi chơi đàn thì da tay sẽ dễ bị tổn thương )
-  Ngồi đúng tư thế. Tham khảo tại
Guitar Grace Music
-  Sau khi chơi thì đừng để Guitar xuống đất ( trày xuớc tổn hại đàn )
-  Nên vệ sinh dây đàn và đàn ngay sau mỗi lần chơi (sẽ tránh mồ hôi làm han rỉ dây đàn)
- 1 số cây đàn sơn PU khá mỏng ở cần, nên khi sử dụng capo cần kéo cẩn thận để không làm tróc sơn đàn
- . Luôn bảo quản
đàn Guitar  trong bao đàn khi di chuyển và khi không chơi nữa.
Guitar Grace Music
 Nguồn: tropicalmba
***********************************************************************************************
Faceboook: https://www.facebook.com/hocguitar.org
Website chính: http://hocguitar.org



   TRUNG TÂM DẠY GUITAR GRACE MUSIC
Địa Điểm:71 Đường C18 Phường 12 Quận Tân Bình TPCHM
Điện thoại: 0902391605


5 đánh giá

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Học Guitar Đệm Hát Chất Lượng : 10 bí mật dành cho những người mới tập đàn

Học Guitar Đệm Hát Chất Lượng : 10 bí mật dành cho những người mới tập đàn: 10 bí mật dành cho những người mới tập đàn 11 Tháng 5 2012 lúc 10:59 10 bí mật dành cho những người mới tập đàn:   1.Tư thế ngồi như thế nào...

10 bí mật dành cho những người mới tập đàn

10 bí mật dành cho những người mới tập đàn:

 

1.Tư thế ngồi như thế nào:

 

Bạn đi học đàn, hay phát triển kỹ năng chơi đàn của bạn sau này, tư thế ngồi , phom tay cực kỳ quan trọng.Cách nhanh nhất là hãy tập "đứng" chơi đàn với một dây đeo ^^, khi bạn đứng mà chơi đàn tốt, tự khắc bạn ngồi sẽ chuẩn.Đây là một mí mật rất ít người biết.

 

2.Luyện chạy âm giai:

 

Bạn thường thắc mắc, tại sao những giáo viên dạy đàn của mình thường bắt mình chạy nốt hợp âm (Scale) trong khi bạn thấy nó chẳng được tích sự gì.Đừng xem thường , âm giai sẽ bổ trợ rất nhiều trong quá trình bạn tập chuyển soạn sau này.Bổ ích nhất,nó giúp ngón tay bạn linh hoạt...Sau này khi bạn muốn đi sâu vào Guitar Lead sẽ không gặp nhiều khó khăn.

 

3.Một cây đàn đắt tiền?

 

Không cần thiết, khi mới tập chơi, các bạn nên chọn những cây đàn rẻ thôi.Người nghệ sĩ tạo ra những âm thanh tuyệt vời chứ không phải một cây đàn tốt.Sau này khi đạt đến một trình độ nhất định hay biểu diễn, tự khắc bạn sẽ cảm thấy cần 1 cây đàn tương xứng.

 

4.Bản tab bao giờ cũng đúng:

 

Theo khảo sát của mình từ lúc tập đàn đến bây giờ, 90% những bản tab trên mạng là sai, hợp âm cũng thế, thậm chí có những cuốn sách được phép xuất bản hẳn hoi, in hợp âm sai.Điều này sẽ ảnh hưởng cực lớn đến tai nghe của các bạn.

 

5.Tôi chơi đệm hát thì học cổ điển làm gì?

 

99% những master về đệm hát hay trên thế giới đều học qua cổ điển, nó giúp bạn biết cách xếp ngón, trang bị đầy đủ hành lý để bạn "bước những bước nhảy vọt dài nhất" trên con đường chinh phục guitar.Bạn nên học đệm hát song song với những bài cổ điển hoặc semi đơn giản.

 

6.Tập guitar mất quá nhiều thời gian của tôi:

 

Với một phương pháp đúng đắn, bạn chỉ cần 1 ngày tập đàn 30 phút, sau đó bạn có thể chơi tốt.Mà nếu bạn nói như thế thì có nghĩa là bạn không đam mê.Tốt nhất không có đam mê thì không nên đến với guitar.

 

7.Học guitar trên mạng , qua clip hay đi học thầy:

 

Tùy mục đích của bạn mà thôi, tất cả đều tốt, nếu bạn muốn nhanh chóng đánh được guitar hay nhanh chóng tập được những ca khúc mình yêu thích, học trên mạng rất tốt. Học thầy sẽ giúp bạn tiến xa hơn, có những bài tập và " phương thuốc" hữu hiệu sửa được những thói quen xấu, hiểu được âm nhạc và guitar ,rõ ràng vói một thầy tốt, quá trình chinh phục guitar của bạn sẽ nhanh KHÓ LƯỜNG.

 

8. Tai quan trọng hơn hay tay quan trọng hơn:

 

Cả hai đều có vai trò như nhau, (DUY NHẤT tại BIG WINDOW hiện đang đưa những bài tập và chương trình luyện tai nghe vào giáo trình), song song với việc bổ trợ kỹ năng chơi đàn.Điều dễ hiểu nhất, chúng ta có thể so sánh, một tay chơi đàn giống như một đầu bếp, để trở thành một đầu bếp giỏi, bạn phải có một cái "lưỡi" tinh tế.

 

9. ĐỆM NHẠC nên chơi đàn classic hay chơi đàn acoustic:

 

Nếu bạn thích đệm hát nhạc hiện đại, nhạc nước ngoài, acoustic có thể là một lựa chọn hoàn hảo, nhưng một cây đàn classical lại là bá đạo trong dòng nhạc trữ tình và cơ động trong rất nhiều trường hợp, tùy vào sở thích của các bạn mà lựa chọn, không thể so sánh cái nào hay hơn được.

 

10. Tôi không biết gì về guitar nhưng lại muốn đánh được, tôi phải bắt đầu từ đâu?

 

Chuyện nhỏ , các bạn có thể tìm một lớp cơ bản ở địa bàn các bạn để được hướng dẫn đúng đắn ngay từ đầu...Muốn đánh giá chất lượng của lớp học đó? Đơn giản hãy nhìn vào sản phẩm của họ. Học trên mạng cũng là một phương pháp tốt trong nhiều trường hợp. Nhưng nếu các bạn không được đi học bài bản điều chỉnh kịp thời tay chân , các bạn sẽ bị những thói quen xấu rất khó sửa, dẫn đến rơi vào giai đoạn" bế tắc", không có cách nào để phát triển lên được nữa.